5 thg 3, 2012

3.3_Lãnh đạo và sự tự lừa dối – The Arbinger Institute_Nguyễn Chung Nghĩa


Bạn có bao giờ tức giận với ai đó vì họ làm những điều sai trái với bạn. Bạn sẽ làm gì với người khiến cho bạn tức giận? Như mọi người tôi thường cố gắng làm một điều gì đó để chứng minh họ đã sai, họ phải làm thế này, làm thế kia để thay đổi. thậm chí tôi còn có những hành động hay lời nói để trả đũa. Nhưng những khi như thế, mọi chuyện lại trở nên căng thẳng hơn, những điều tôi không thích lại lặp lại nhiều hơn. Vậy có phải việc cố gắng thay đổi người khác là sai. Theo tôi, mong muốn người khác tốt đẹp hơn là một mong muốn hoàn toàn chính đáng. Nhưng thông thường, chung ta lại luôn đứng trên quan điểm, cách nghĩ của chính chúng ta và từ đó ta áp đặt cho họ những điều mà ta cho là đúng. Và phần lớn những điều chúng ta nói ra sẽ khiến cho đối phương nghĩ rằng chúng ta đang chỉ trích họ và họ sẽ tự thu về thế phòng thủ, không muốn nghe những gì ta nói cho dù đúng hay sai.

Trong cuộc sống bạn có rất nhiều mối quan hệ như vợ chồng, cha mẹ với các con, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm hay thậm chí là giữa những người đi đường với nhau. Những mối quan hệ này tác động tới bạn như thế nào? Và bạn tác động tới mọi người ra sao? Những mối quan hệ này tiến triển tốt hay xấu?

Đọc Lãnh đạo và sự tự lưa dối, tôi cảm thấy sung sướng và thích thú khi mình tìm ra một con đường, một cách nghĩ khác để giải quyết những mâu thuẫn. Nó giúp tôi hiểu hơn về vấn để mà mình gặp phải cũng nhưng cách giải quyết nó tốt hơn, giúp cải thiện mối quan hệ với mọi người. Điểm căn bản của cuốn sách đó là giúp bạn hiểu thế nào là “sự tự lừa dối” tại sao chúng ta lại “tự lừa dối”, khi chúng ta “tự lừa dối” thì chúng ta sẽ ra sao? Những người xung quanh sẽ bị tác động như thế nào? Khi chúng ta “tự lừa dối” thì những vấn để sẽ trở nên tốt hơn hay xấu đi? Và đâu là giải pháp để bạn thoát ra hay tránh việc “tự lừa dối”?


Một số điểm tóm tắt (phần này copy trong sách) để các bạn Mến Sách dễ hình dung hơn.

A. CÁC VẤN ĐỀ.

1. Một hành động ngược lại điều mình thấy mình nên làm cho người khác gọi là hành động “tự phản bội”.

2. Khi tự phản bội, con người bắt đầu nhìn nhận thế giới qua lăng kính biện minh cho sự tự phản bội của mình.

3. Khi nhìn qua lăng kính đánh giá cá nhân, nhận định của con người về thực tế sẽ bị bóp méo.

4. Sự tự phản bội là nguyên nhân đẩy con người vào trạng thái “nhốt mình trong hộp”

5. Cùng với thời gian, những nhận định về bản thân xuất phát từ trạng thái “nhốt mình trong hộp” sẽ tạo thành tính cách của người đó.

6. Việc “nhốt mình trong hộp” sẽ khiêu khích người khác và khiến họ rơi vào tình trạng “nhốt mình trong hộp” như mình.

7. Khi “nhốt mình trong hộp”, chúng ta khuyến khích các hành vi và thái độ xấu của nhau và thu được lý do để biện minh cho những sai lệch của mình. Nói một cách khác, chúng ta tạo cho nhau cơ hội để luôn “nhốt mình trong hộp”

B. HIỂU VÀ THỰC HÀNH

1. Hiểu:

- Sự tự phản bội dẫn tới tự lừa dối và “chiếc hộp”

- Khi “nhốt mình trong hôp”, bạn không thể tập trung vào kết quả mà mình đã đề ra.

- Thành công và tác động của bạn phụ thuốc vào trạng thái “thoát ra khỏi hộp”

- Bạn “thoát ra khỏi hộp” khi ngừng chống đối lại người khác

2. Thực hành:

- Đừng cố gắng trở nên hoàn hảo. Hãy cố gắng để trở nên tốt hơn.

- Đừng sử dụng từ “chiếc hộp” và những thứ tương tự với người chưa biết gì về nó. Áp dụng những nguyên tắc này trong cuộc sống riêng của bạn.

- Đừng tìm kiếm chiệc hộp của người khác. Hãy tìm chiếc hộp của chính mình.

- Đừng buộc tội người khác đang “nhốt mình trong hộp”. Hãy cố gắng để mình “thoát ra khỏi hộp”

- Đừng từ bỏ khi phát hiện mình đang “nhốt mình trong hộp”. Hãy tiếp tục cố gắng để thoát khỏi nó.

- Đừng chối bỏ việc “nhốt mình trong hộp” khi bạn thật sự đang trong tình trạng đó. Hãy xin lỗi và cố gắng tiến về phía trước, cố gắng trở nên hữu dụng hơn trong tương lai.

- Đừng tập trung vào điều người khác đang làm sai. Hãy tập trung vào việc bạn có thể làm điều gì đúng đắn để giúp đỡ họ.

- Đừng bận tâm xem người khác có giúp đỡ mình hay không. Hãy tập trung xem mình đã giúp đỡ họ được những gì.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét