11 thg 5, 2012

5.1 ĐẮC NHÂN TÂM - Dale Carnegie _ Phạm Bình


Dear Mến sách –er!
Tháng trước chưa viết bài cảm nhận sách gửi đến anh chị em trong hội Mến sách nên thấy thật có lỗi, càng cảm thấy có lỗi hơn với người không tiếc công sức để kết nối các thành viên của Mến sách- chị Ánh Nguyệt. Hôm nay quyết tâm bỏ hết mọi cái deadline sau lưng, ngồi viết bài cảm nhận sách của tháng 5. Có lẽ quyển sách HOW TO WIN FRIENDS AND INFLUENCE PEOPLE ( ĐẮC NHÂN TÂM) khá quen thuộc với các anh chị em trong Mến sách và chị Thanh Nga đã gửi một bài cảm nhận rất hay về nó, nhưng em vẫn xin mạ muội viết cảm nhân của mình về cuốn sách này.
Trước  hết, phải khẳng định rằng đọc xong và trải nghiệm những lời dạy trong cuốn sách, ta không thể phản đối ý kiến nhận xét “ đã làm thay đổi số phận hàng triệu người trên thế giới”, đây là một số điều dạy trong cuốn sách mà em đã trải nghiệm và thấy sự tuyệt vời của nó:
“A simple way to make a good impression- Smile”( Cách đơn giản để gây một ấn tượng tốt- mỉm cười). Điều quan trọng đầu tiêng trong một cuộc giao tiếp và thật đơn giản để thực hiện đó là hãy bắt đầu một cuộc giao tiếp bằng một nụ cười thật tươi. Nếu các anh chị muốn thí nghiệm thì hãy đến gặp một người bạn hoặc gọi điện cho họ với một chất giọng “ bất hợp tác” để xem thái độ và giọng nói của họ như thế nào, sau đó một lát hãy gọi lại và mở đầu cuộc nói chuyện với một nụ cười thật vui vẻ và anh chị sẽ ngạc nhiên khi thấy sự khác nhau đó.
“Remember that a person’s name is to that person the sweetest and most important sound in any language”( Hãy nhớ rằng tên của một người là âm thanh ngọt ngào và quan trọng nhất trong tất cả các ngôn ngữ). Cuốn sách đưa ra những minh chứng, những ví dụ cho thấy mọi người tỏ thái độ ngạc nhiên và vui vẻ như thế nào khi một người lâu không gặp hoặc chỉ gặp 1 lần rồi sau một thời gian dài gặp lại, điều đầu tiên họ thấy là người kia nở một nụ cười thật tươi và gọi tên mình. Tầm quan trọng của việc nhớ tên người khác quan trọng như thế nào có lẽ ta chẳng cần phải bàn nhiều nữa, chỉ có một điều cuốn sách nhấn mạnh là : Hãy cố nhớ chính xác tên của người khác, vì nếu bạn gọi sai tên của họ thì nó còn tệ hơn việc bạn không nhớ tên. Đúng thật, mấy hôm trước gặp một bạn ở khu giải trí, đang ngờ ngợ thì bạn ấy chạy đến cười rất tươi và gọi tên mình, vui ơi là vui ( tiếc cái bạn ấy đi cùng người yêu hic).
“Talk in terms of other person’s interests” ( Nói chuyện về những chủ đề mà người kia thích). Cái này quá chuẩn luôn ạ, ai vào nhóm mến sách mà nói mấy cái chủ đề Mến sách- er không  like thì cứ chuẩn bị nhận Gạch, Trứng ung và Cà chua. Tuy nhiên, cái này em trải nghiệm thì có vẻ không hợp với mình lắm, cứ phải nói về chủ đề người kia thích mà mình không thích thì chán phèo, tốt nhất là không có chủ đề nào mà cả hai người  đều thích thì say goodbye luôn. Còn đã có chủ đề cả hai cùng like mạnh thì “love in first sign” ( yêu từ cái nhìn đầu tiên luôn ko quan tâm là Nam hay Nữ).
“Be a good listener” ( Hãy biết lắng nghe). Điều này thì không ai phải bàn vì nghe các cụ bàn từ hồi còn ở trong trứng cơ, rồi đến lúc đi học lại nghe cô giáo bàn suốt 12 năm phổ thông và 4 năm đại học. Rõ ràng là có hợp cạ, có cùng chủ đề like thì nói chuyện mới thú, nhưng mà cả hai cùng nói thì chẳng khác nào “ cứ nói đi, tai đứa nào gần miệng thì đứa ấy nghe”. Tóm lại là phải biết lắng nghe và suy nghĩ, nói ít nghĩ nhiều ( say nothing but think the more).
Never say “ you are wrong” because you cannot win an Argument ( Đừng bao giờ nói “ bạn sai rồi” bởi vì không ai chiến thắng trong một cuộc tranh cãi). Trong các sách “ Thánh hiền” và các tiền bối cũng dạy điều này, hôm đi học lớp học của thầy Vas đến từ Singapore còn dặn đi dặn lại “ tất cả chỉ là quan điểm, không có ý kiến nào sai”. Hay trong Triết học thì có cái lý thuyết phủ định biện chứng, có nghĩa là không có cái nào sai hoàn toàn, nó không đúng ở chỗ này nhưng đúng ở chỗ khác, không đúng ở thời điểm này nhưng đúng ở thời điểm khác. Tóm lại, trong trường hợp này là không được nói người khác sai, bởi vì với ta sai nhưng với họ đúng, lúc này không đúng nhưng lúc khác đúng….
Give honest and sincere appeciation, don’t criticize, condemn or complain( Chân thành khen ngợi và biết ơn người khác, đừng chỉ trích, oán trách hay phàn nàn). Cái này các cụ cũng dạy suốt, đừng phàn nàn hay chỉ chích những lỗi lầm của người khác, hãy nhìn vào điểm mạnh và chân thành khen gợi, khuyến khích người khác. Rõ ràng là lớn rồi nhưng lâu lâu được ai khen vẫn thấy đời vui phơi phới!
If you are wrong, Admit It ( Nếu bạn làm sai điều gì, hãy chấp nhận nó). Ở Việt Nam ngay từ khi lọt lòng mẹ trẻ em đã vô tình được huấn luyện cách đổ lỗi cho người khác một cách vô thức, khi vấp phải cái ghế ngã lăn quay ra khóc là mẹ lại chạy đến “ đánh chừa” cái ghế hư dám làm “ cún” ngã. Dần dần khi lớn lên, cái tính đổi lỗi nó ngấm vào máu và sợ chấp nhận lỗi sai của mình. Tuy nhiên, thật là đau khổ khi phải nhận lỗi sai của mình, nhưng nếu thành thật nhận lỗi và xin lỗi thì tất nhiên lòng vị tha của thiên thần sẽ trỗi dậy, còn hơn là đổ lỗi rồi để đến khi mọi người biết lỗi của mình thì đúng là đau khổ gấp 9,9 lần.
Cuối cùng, Nutshell lại: Hãy bắt đầu cuộc giao tiếp bằng một cười tươi và gọi tên người khác; trong cuộc giao tiếp hãy nói về chủ đề người khác yêu thích và hãy lắng nghe, khen ngợi một cách chân thành, không nên phàn nàn, chỉ chích và phản đối, nếu sai thì hãy dũng cảm nhận lỗi và xin lỗi, chắc cũng nên kết thúc cuộc giao tiếp bằng một cái bắt tay và một nụ cười thật tươi chứ cả nhà nhỉ. Notice là “ all are put out from yours sencerely” – tấm lòng chân thành của bạn!
Ngủ muộn so với quy định 30 phút, nhưng mà chia sẻ được đôi điều bản thân đã trải nghiệm với anh chị em thấy hạnh phúc hơn cả ngủ nướng. Cuốn sách còn dạy nhiều điều nhưng em chưa có cơ hội trải nghiệm, cả nhà cùng đọc cuốn sách và cảm nhận nhé.
 Chúc cả nhà ngủ ngon!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét