7 thg 12, 2011

10 quy tắc thành công của Sam Walton – Ánh Nguyệt

Sam Walton (1918-1992) là cha đẻ của hệ thống bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart (thành lập năm 1962) – doanh nghiệp có số lao động lớn nhất hiện nay với 2.1 triệu lao động (cả bán thời gian) http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2011/10/10-cong-ty-dong-nhan-vien-nhat-the-gioi/ tại hơn 9.600 cửa hàng trên 28 quốc gia.

Cuốn sách này được viết bởi Michael Bergdahi – Giám đốc nhân sự của Wal-mart, vậy nên nó có rất nhiều điều bạn học được từ góc độ nhân sự.

Qua cuốn sách này tôi thấy có một số điều có thể học và áp dụng được ngay cho HR như sau:

1. Tính kỷ luật cao, làm việc bằng cách nêu gương: Mr Sam luôn đến văn phòng từ 4h sáng để làm việc. Sự cam kết và kiên trì thực hiện mục tiêu của mình.

2. Trao quyền làm chủ cho nhân viên của bạn: “WIIFM” – what’s in it for my? Tôi được lợi gì trong đó? – Nhân viên được tham gia vào quá trình xây dựng mục tiêu và đưa ra giải pháp cũng như thực hiện các giải pháp để đạt mục tiêu mà họ đã xây dựng. Tại Wal-mart ai cũng có thể thành công, họ sử dụng những nhân viên “doanh nhân” – những người có nhiệt huyết, đam mê …

3. Nhân dịp phỏng vấn, ngoài việc tìm ra điểm phù hợp của ứng viên với văn hóa doanh nghiệp, Mr Sam còn biết khai thác từ ứng viên những bí quyết thành công của đối thủ cạnh tranh – những nơi mà ứng viên đã làm việc/tìm hiểu

4. Trong Wal-mart, mr Sam áp dụng cả 3 thuyết cơ bản của QTNS, đó là thuyết X: có thưởng cho những người có cống hiến và góp phần vào thành công của doanh nghiệp, có phạt cho những kẻ lười biếng – cây gậy & củ cà rốt. Thuyết Y: Nhân viên thích chịu trách nhiệm – ông trao quyền làm chủ cho họ. Thuyết Z: lấy được sự trung thành của “công sự” – niềm tin vào “cộng sự”, quan tâm đến từng nhân viên và gia đình họ.

5. Tạo động lực cho chính mình và cho người khác để đạt được điều mình mơ ước: hoán đổi vị trí làm việc, thay đổi môi trường làm việc một cách bất ngờ. Công việc của người quản lý là đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty thông qua nỗ lực và kết quả của đội ngũ nhân viên.

6. Văn hóa của Wal-mart là văn hóa M – tập trung vào khách hàng, sau đó đến văn hóa A, các thuộc tính văn hóa của Wal-mart: Hăng hái làm việc để đạt được kết quả cuối cùng; Coi khách hàng là trung tâm trong các mối quan hệ; Luôn hướng đến kết quả; Đổi mới; Chính trực/trung thực/có lòng tin; Chấp nhận rủi ro; Say mê chất lượng; Những con người tạo ra sự khác biệt; Mỗi người là một nhà lãnh đạo.

Văn hóa công ty là thứ duy nhất mà đối thủ cạnh tranh của bạn không thể sao chép được!

Nếu bạn đã học Văn hóa doanh nghiệp theo CHMA, thì đây là một cuốn sách cụ thể hóa các giải pháp để đạt được loại hình văn hóa mà bạn muốn hướng tới. Lý do thành công của Wal-mart là họ rất hiểu rất rõ với một doanh nghiệp như họ thì cần có loại hình văn hóa nào, những con người ra sao và cách thức hoạt động thế nào ^^

Có những câu hỏi để bạn có thể xác định xem toàn bộ nhân viên trong công ty bạn có đồng thuận với loại VHDN mà họ đang theo đuổi không – phải tin trước khi làm ^^. Hãy tạo một tiên tri tự thành theo hướng tích cực cho nhân viên của bạn – hãy tin là họ làm được hơn là họ tin ở họ ^^

Người lãnh đạo giỏi luôn thêm yếu tố con người vào mọi mặt của công việc. Kỹ thuật đơn giản để động viên nhân viên: mỉm cười, lắng nghe tích cực, gọi tên cộng sử và nhìn thẳng vào cộng sự.

Theo DISC, Mr Sam có được sự quyết đoán của D, sự lắng nghe tuyệt vời của S, tính kỷ luật cao của C, và sự động viên/quan tâm của I ^^ - thật là một người lãnh đạo khôn ngoan, hội tụ hết những đặc điểm tích cực

7. Lắng nghe người khác và học hỏi ý tưởng của họ

8. Vượt qua sự mong đợi của khách hàng

9. Kiểm soát chi phí để rút ngắn con đường làm giàu: quản lý bằng cách nêu gương và cũng kiểm soát chi phí bằng cách nêu gương – những cách làm thật đáng để học tập ;)

10. Bơi ngược dòng: Sam Walton là người đầu tiên thừa nhận rằng nhiều vụ mạo hiểm mà ông tham gia đã kết thúc trong thất bại, nhưng ông tin nếu chỉ có một hay hai trong số mười sự mạo hiểm thành công thì cũng bõ công cho những thất bại đó!

Một cuốn sách rất rất đáng để đọc, và nó cũng khá dễ đọc bởi nó được viết bởi một người làm HR ;)

Nếu bạn thích nghe một giọng đọc miền Nam về cuốn sách này, hãy tham khảo tại link http://www.mediafire.com/?trmeyzm4dwf, pass là: thuvienso.info ^^

Trích đoạn “Nếu bạn nghĩ bị ăn đòn” – tạo động lực

Nếu bạn nghĩ bạn bị ăn đòn, bạn bị ăn đòn

Nếu bạn nghĩ bạn không dám, bạn không dám

Nếu bạn muốn chiến thắng, nhưng nghĩ không thể thắng,

Thì gần như chắc chắn bạn không thắng

Nếu bạn nghĩ bạn sẽ thua, bạn sẽ thua

Bởi ngoài cuộc đời kia,

Thành công bắt đầu bằng ý chí

Tất cả nằm trong cách suy nghĩ.

Nếu bạn nghĩ mình vượt trội, bạn vượt trội

Hãy nghĩ cao để bay cao

Hãy tin vào mình trước hết

Để luôn là người đoạt giải

Đâu phải cuộc chiến trong đời

Lúc nào cũng về tay kẻ mạnh

Mà cái người sớm muộn gì cũng thắng

Là người nghĩ rằng mình sẽ thắng

- Tác giả vô danh -

1 nhận xét:

  1. Thật kỳ lạ là bài viết hay như thế này mà sao không có comment hay lượt like nào nhỉ
    Cảm ơn bạn. Mình thấy bài viết rất hay và ý nghĩa!

    Trả lờiXóa