10 thg 2, 2012

2.2. Suy nghĩ như Leonardo Da Vinci, của Michael J. Gelb - Phạm Văn Bình


Thân gửi các anh chị em trong Mến sách-er!
Trong bài viết đầu tiên, Bình xin viết cảm nhận của mình về cuốn sách kỹ năng mà mình đọc đầu tiền – từ ngày còn học đại học, đó là cuốn sách có tựa đề “ How to think like Leonardo Da Vinci” của Michael J. Gelb.
Cuốn sách đã dạy cho Bình nhiều kỹ năng thật bổ ích để áp dụng sáng tạo vào cuộc sống. Ở đây xin đưa ra một số ví dụ để chia sẻ với các anh chị em trong Mến sách –er :
Trước hết, đó là luyện tập bản lĩnh “HỎI” cho mình. Trẻ con lúc 3 tuổi thường tiến bộ rất nhanh vì chúng gặp điều gì không biết là hỏi ngay người khác, dần dần khi con người ta lớn lên bắt đầu ngại hỏi, vô hình chung ta làm tiêu biến mất cái bản lĩnh trời cho đó. Vì vậy, cuốn sách đã ra một bài tập đầu tiên làviết ra 100 câu hỏi liên tục, không nghỉ và trong 7 ngày tiếp theo hãy viết ra 7 câu hỏi để hỏi thầy cô, bạn bè. Khi thành phản xạ tự nhiên của ta rồi, gặp vấn đề gì ta hỏi thì sẽ cảm thấy hiểu biết và tiến bộ nhanh hơn chút. Nhưng ta khác trẻ con ở chỗ, ta biết  hỏi ai? ( người hiểu biết vè lĩnh vực đó) và hỏi như thế nào? ( Hỏi một cách chủ động có tìm hiểu về câu hỏi trước).
Thứ 2, đó là luyện tập suy nghĩ theo cấp độ (think in degree) Hãy liệt kê
các câu hỏi của bạn ra, sắp xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần để kích thích ấn tượng của não với các câu hỏi quan trọng nhất và giành nhiều thời gian, tâm trí cho nó. Ta có thể áp dụng vào công việc như :
Hãy liệt kê những công việc của bạn;
-> Sắp xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần
-> Giờ thì biết đâu là những công việc quan trọng hàng đầu và nhớ ưu tiên giành thời gian, tâm trí cho nó nhé!
-Thứ 3, đó là kích thích trí sáng tạo của mình bằng cách đặt câu hỏi Why, What if? Với một công việc, hiện tượng  ta thử nghĩ :Tại sao  lại như vậy? Sẽ làm sao nếu thế này? Nếu thế kia? Chắc chắn chúng ta sẽ có những ý tưởng đột phá cho công việc và cuộc sống của mình!
-Cuối cùng, đó là nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh. Tác giả kể rằng, khi Leonardo Da Vinci vẽ 1 bông hoa, ông không “ tả” bông hoa ở một phía mà ở 3 góc nhìn khác nhau. Thử áp dụng vào công việc, với cách xử lý này của mình, nếu là cấp trên của mình mình sẽ nhìn nhận như thế nào? Là đồng nghiệp của mình thì mình sẽ nhìn nhận như thế nào? Là cấp dưới của mình thì mình sẽ nhìn nhận như thế nào? Là một người bên ngoài tổ chức thì có nhìn thấy cách nào hay hơn không?
Đó là một số cảm nhận, chia sẻ của Bình về một số điều đáng quý trong cuốn sách, các anh chị hãy tìm đọc và áp dụng sáng tạo vào các khía cạnh trong cuộc sống của mình nhé! Chúc các anh chị em trong Mến sách –er sức khỏe, hạnh phúc, thành công!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét